Tình trạng pháp luật Mặt_Trăng

Bài chi tiết: Luật vũ trụ

Dù nhiều lá cờ của Liên Xô đã được Luna 2 thả xuống Mặt Trăng năm 1959 cũng như trong các phi vụ hạ cánh sau đó, và những lá cờ Hoa Kỳ cũng đã được cắm mang tính biểu tượng xuống Mặt Trăng, không quốc gia nào hiện tuyên bố quyền sở hữu với bất kỳ phần bề mặt nào của Mặt Trăng. Nga và Hoa Kỳ là các bên trong Hiệp ước Vũ trụ, đặt Mặt Trăng dưới cùng quyền tài phán như vùng biển quốc tế (tiếng Latin: res communis). Hiệp ước này cũng giới hạn việc sử dụng Mặt Trăng vào các mục đích hòa bình, cấm đặt các căn cứ quân sự và vũ khí hủy diệt hàng loạt (gồm cả vũ khí hạt nhân).[81]

Một hiệp ước thứ hai, Hiệp ước Mặt Trăng, đã được đề xuất nhằm hạn chế việc khai thác các nguồn tài nguyên trên Mặt Trăng bởi bất kỳ một quốc gia riêng biệt nào, nhưng nó vẫn chưa được bất kỳ quốc gia nào có khả năng lên Mặt Trăng ký kết. Nhiều cá nhân đã đưa ra những tuyên bố sở hữu một phần hay toàn bộ Mặt Trăng, dù không một tuyên bố nào trong số đó được coi là đáng tin cậy.[82]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mặt_Trăng http://www.apolloarchive.com/apollo_archive.html http://www.astronomycast.com/2007/01/episode-17-wh... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/391266 http://edition.cnn.com/2004/TECH/space/07/16/moon.... http://books.google.com/?id=0qQ_AAAAcAAJ&dq=%CE%BC... http://books.google.com/?id=PJ0YAAAAIAAJ&dq=Dictio... http://www.google.com/moon/ http://moonpans.com/missions.htm http://ralphaeschliman.com/id26.htm http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=l...